Phong chức tước Hoàng_nữ

Trung Quốc

Các Hoàng nữ tại Trung Quốc, từ đời nhà Hán đã có lệ phong các Hoàng nữ làm Công chúa, còn các Vương nữ sẽ được gọi là Ông chúa. Thời nhà Tân, Vương Mãng vì muốn khác biệt đã đặt ra các danh hiệu Thất chúa (室主) hay Nhiệm (任). Sau khi Đông Hán diệt Mãng, các danh hiệu này bị bãi bỏ nên cũng bị quên lãng. Triều Đông Hán phân định các bậc Huyện công chúa (gọi tắt là Huyện chúa; 縣主), dành cho Hoàng nữ; còn tước vị Hương công chúa (gọi tắt là Hương chúa; 鄉主) và Đình công chúa (gọi tắt là Đình chúa; 亭主), đều phong cho các Vương nữ.

Đến thời nhà Đường, nhà Tốngnhà Minh, càng về sau tuy có nhiều biên chế thay đổi song việc các Hoàng nữ được phong Công chúa tương đối được gìn giữ qua nhiều điển chế. Riêng nhà Tống thời Tống Huy Tông từng dựa theo cách gọi thời nhà Chu, đổi phong Hoàng nữ làm Đế cơ (帝姬), sau do chữ Cơ đồng âm với từ có nghĩa kém may mắn nên bỏ đi. Từ đó các triều sau không định ra tước hiệu nào khác ngoài Công chúa để phong cho các Hoàng nữ nữa. Các Vương nữ về sau có các danh hiệu Quận chúa, Huyện chúa,... để sách phong.

Thời nhà Thanh, Hoàng nữ sau khi chỉ định kết hôn mới ban danh vị Công chúa, dù trong sinh hoạt nội cung đã thường gọi như vậy kèm theo số thứ tự (như Cố Luân Hòa Hiếu công chúa được gọi là "Thập công chúa" vậy). Triều Thanh phân biệt Đích-thứ, phàm các Hoàng nữ do Hoàng hậu sinh ra, gọi là ["Hoàng đích nữ"; 皇嫡女], đều được sách phong làm Cố Luân công chúa (固倫公主). Còn các ["Hoàng thứ nữ"; 皇次女], con gái do phi tần sinh ra đều phong Hòa Thạc công chúa (和碩公主).

Các nước đồng văn

Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhưng trong lịch sử Nhật BảnLưu Cầu lại không sử dụng tước hiệu Công chúa. Từ thời thượng cổ, các con gái Thiên hoàng được gọi với tôn hiệu Cơ Mệnh (姬命). Từ thời Cảnh Hành Thiên Hoàng ban ra luật lệnh, các con gái Thiên hoàng mới được gọi Hoàng nữ hay Cơ Tôn (姬尊), các cháu gái trực hệ ngoài 3 đời được phong tước hiệu Nữ vương (女王), tương đương tước hiệu Quận chúa. Từ thời Nara, các Hoàng tử được phong Thân vương (親王), các Hoàng nữ trực hệ cũng được gọi là Nội thân vương (内親王), được xem là tương đương tước hiệu Công chúa. Các tộc nữ tông cơ vẫn giữ phong hiệu "Nữ vương" như trước.

Triều Tiên, từ thời Tam Quốc các quân chủ thường xưng Quốc vương, còn các Vương nữ được gọi Công chúa. Sử liệu cũng ghi nhận các vương nữ của Tân La được phong các tước hiệu Công chúa (궁주gungju), Trạch chúa (택주taegju) hoặc Điện chúa (전주jeonju). Tuy nhiên, sau khi kết hôn, các vương nữ đều xưng là Phu nhân. Nhà Triều Tiên kế tục, danh xưng Công chúa chỉ do "Đích nữ", tức con gái của chính thất Vương phi mà thôi. Còn các "Thứ nữ" (con gái do hậu cung sinh ra) tức sẽ được phong Ông chúa (옹주), địa vị con thứ rất thấp kém trong xã hội Triều Tiên, nên các Ông chúa thường không khác gì nô nhân trong gia đình vương thất.

Trong lịch sử Việt Nam, thời Hùng Vương ghi chép, các Vương nữ thông gọi Mị Nương (媚娘); dù còn mang nhiều sắc màu truyền thuyết nhưng được xem là ghi chép sớm nhất về phong hiệu dành cho các bậc quân vương Việt Nam. Sang thời nhà Lý, nhà Trần đến thời nhà Nguyễn, các Hoàng nữ đều sách phong Công chúa, cao hơn là Trưởng công chúa, đều mô phỏng tương tự với các triều đại Trung Hoa. Tuy nhiên, pháp độ triều Nguyễn coi nghi lễ phong chức tước là trịnh trọng, và chỉ đến khi trưởng thành hoặc sau khi gả chồng thì mới lên danh sách mà chính thức sách phong. Do vậy, các Hoàng nữ không được phong ngay danh hiệu Công chúa mà phải đến lúc thích hợp, phần nhiều là sau khi đã kết hôn, thậm chí có nhiều người sau khi mất mới được truy phong. Nhưng trong sinh hoạt nội cung bình thường, các Hoàng nữ triều Nguyễn vẫn có thể được gọi là Công chúa kèm theo thứ tự, như ["Bà chúa nhất"], hay ["Hoàng thứ nữ công chúa"].